Các loại tham số Tham_số

Toán học

Trong toán học, sự khác nhau giữa một "tham số" (parameter) và một "đối số" (argument) của một hàm là: tham số là các ký hiệu thuộc phần định nghĩa của hàm, trong khi các đối số là các ký hiệu được cung cấp cho hàm khi nó được dùng.

Khoa học máy tính

Khi các thuật ngữ "tham số hình thức" và "tham số thực" được sử dụng, chúng tương ứng với các định nghĩa dùng trong khoa học máy tính. Trong định nghĩa của một hàm, ví dụ:

f(x) = x + 2,

x là một tham số hình thức. Khi hàm được dùng, ví dụ:

y = f(3) + 5,

Giá trị 3 là tham số thực. Xem thêm trong lập trình hàm và các nguyên lý nền tảng, tích phân lambdacombinatory logic.

Có nhiều tác giả phân định sự khác nhau giữa tham số và đối số như sau: Tham số là các giá trị của các biến mà một hàm dùng tới trong các tính toán của nó, và khi một biến hay tham số đã được thay thế bằng các giá trị thực vào trong tính toán của một hàm thì giá trị đó trở thành đối số của hàm đó. Như vậy trong các xác định này thì "tham số hình thức" chính là "tham số" (tức là biến x như trong ví dụ trên), còn "tham số thực" chính là "đối số" (tức là giá trị 3)

Logic

Trong logic, các tham số truyền cho (hay tác động lên) một "vị từ mở" (tiếng Anh: open predicate) được gọi là "tham số" bởi một số tác giả (ví dụ, Prawitz, "Suy diễn tự nhiên"; Paulson, "Thiết kế bộ chứng minh định lý"). Các tham số được định nghĩa bên trong một vị từ gọi là "biến".

Kĩ thuật

Trong kĩ thuật (đặc biệt trong thu thập dữ liệu) thuật ngữ "tham số" thỉnh thoảng để chỉ một vật được đo riêng lẻ. Thí dụ máy thu thập dữ liệu (flight data recorder) của một chuyến bay có thể thu thập 88 loại dữ liệu khác nhau, mỗi loại được gọi là "tham số". Cách dùng của từ này không đồng đều, có nhiều khi thật ngữ channel chỉ đến một cá nhân của các tham số này, với từ "tham số" chỉ đến các thông tin về cách dàn dựng cho channel đó.